Yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe. Hãy cũng tìm hiểu về tác dụng của yến với người bị tiêu đường
Người bị tiểu đường có nên ăn yến sào?
Tiểu đường hay đái tháo đường là một trong những căn bệnh có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thận, mắt, thần kinh…Với những bệnh nhân tiểu đường, việc ăn uống trở nên rất khó khăn và kiêng khen nhiều thứ. Nhiều thắc mắc về tiểu đường có ăn yến sào được không và công dụng yến đối với bệnh nhân tiểu đường. Sau đây là những gì mà DHC Green muốn gửi đến bệnh nhân tiểu đường?
Tiểu đường là gì? Nguyên nhân sinh ra bệnh tiểu đường?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đạm, đường, mỡ, chất khoáng trong cơ thể. Đều này dẫn đến lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.
Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt về insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, gây ra rối loạn về chuyển hóa. Hậu quả là tình trạng đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng làm việc của thận. Trong nước tiểu có chứa nhiều đường, về lâu dài gây biến chứng mạch máu nghiêm trọng trong cơ thể.
Biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường
Thông thường người bị tiểu đường rất khó nhận biết, có hoặc không những dấu hiệu nhẹ và không rõ ràng. Chỉ khi có biến chứng nặng lên các cơ quan trong cơ thể thì người bệnh mới nhận ra.
Việc phát hiện sớm những tín hiệu từ cơ thể và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bạn giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, tai biến, hoại tử tứ chi, võng mạc… Dưới đây là các biểu hiện giúp bạn có thể sớm nhận được bệnh tiểu đường và có kế hoạch chăm sóc cho bản thân:
1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, khát nước, uống nhiều nước vẫn khát
Một biểu hiện tưởng chừng đơn giản nhưng bạn cũng có thể nghi ngờ mình đang bị tiểu đường đấy nhé. Bạn cũng không quá lo lắng và cần phân biệt rõ với khát nước do cơ thể mất nước.
Mặc dù đã uống nhiều nước nhưng bạn vẫn không thỏa mãn được cơn khát. Nguyên nhân do đâu, liệu rằng bạn đã bị tiểu đường?
2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Việc liên tục uống nước nhiều khiến cho thận làm việc cận lực để thải lượng nước thừa ra ngoài. Lượng nước tiểu nhiều, chất lượng, màu sắc bình thường và không có cảm giác buốt. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu sớm của tiểu đường.
3. Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Đường (glucoso) là nguồn cung năng lượng cho cơ thể hoạt động và tỉnh táo. Trong quá trình bị đái tháo đường, lượng insuline bị thiếu hụt do đó cơ thể không chuyển hóa được glucoso đủ. Dẫn đến các bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, suy nhược.
4.Thèm ăn, ăn nhiều thực phẩm có đường nhưng vẫn sút cân.
Để khắc phục tình trạng mệt mỏi do thiếu glucoso, bệnh nhân tiểu đường thường bổ sung thêm nhiêu bữa ăn. Đặc biệt là các món ăn nhanh nhiều đường để giải quyết nhanh cơn đói. Điều này càng dẫn đến nhiều nguy hại nghiêm trọng.
Mặc dù lượng Glucose trong máu tăng cao, nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng nên mỡ chính là nguồn dự trữ thay đế. Các bệnh nhân tiểu đường có hiện sụt cân không rõ nguyên nhân.
5.Thị lực giảm
Thị lực của bệnh nhân tiểu đường ít nhiều bị ảnh hưởng rõ rệt. Lượng đường trong máu tích tụ lâu ngày gây phù nề và tổn thương đến các mao mạch ở mắt. Thoái hóa điểm vàng, lâu dần sẽ bị mất thị lực. Bạn có thể sẽ bị lầm tưởng với các tật bức xạ. Mắt không còn rõ như trước, hình ảnh mờ, nhạt nhòa không rõ. Ngoài kiểm tra thị lực, đo đường huyết là cách xác định rõ nguyên nhân nhất.
6.Vết thương lâu lành
Với lượng đường trong máu luôn cao, và một hệ miễn dịch bị suy giảm. Các bệnh nhân đái tháo đường sẽ trở nên khó khăn trong việc hồi phục vết thương. Đặc biệt, rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn nhất là ở bộ phận sinh dục nơi thải nước tiểu ra ngoài.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?
Đây thực sự là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân băn khoăn, bởi người tiểu đường có chế độ ăn rất khắt khe. Bất kể một thứ gì có quá nhiều đường nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường thường có biểu hiện sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Mặc dù có sự hạn chế về các thực phẩm, nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng thích hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn khoa học:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Các bệnh nhân nên hạn chế thành phần chất béo trong khẩu phẩn ăn. Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần. Việc này giúp hạn chế béo phì, gan nhiễm mỡ, ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Gluxit: Đây là thành phần chính trong bữa ăn cung cấp nguồn năng lượng cho các bệnh nhân tiểu đường. Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần ăn. Các loại hạt, đậu, gạo lứt, yến mạch là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được khuyến khích ăn.
Các bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau củ nhiều hơn, nhưng cũng nên hạn chế và có thể cắt các loại quả nhiều đường như mít, sầu riêng, sampuche,… Quá trình chế biến các thực phẩm nên ưu tiên ăn sạch, hạn chế chiên dầu.
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được yến sào?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết răng, yến sào thành phần chính được kết tinh từ nước dãi chim yến. Trong tổ yến chứa hơn 50% protein, hơn 31 nguyên tố vi lượng, 18 loại axit amin. Có thể thấy yến sào rất giàu chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ và nâng cao hệ miễn dịch. Người bị đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng tổ yến như một phương thuốc nâng cao sức khỏe chống lại các tác hại của tiểu đường.
Hiện nay, tổ yến được thu hoạch và chế biến thành nhiều loại với giá cả khác nhau, phù hợp cho từng điều kiện mỗi người. Để tiện lợi, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe, tổ yến tinh chế loại 1, tổ yến loại 2 và yến baby sẽ phù hợp cho ai bận rộn. Bạn chỉ cần chia nhỏ và tìm cho mình một công thức ưng ý nhất là đã có một bát yến bổ khỏe cho người thân.
Công dụng của yến sào đối với người tiểu đường
Tổ yến giúp bổ sung các dưỡng chất cho bệnh nhân tiểu đường
Việc kiêng khem quá nhiều thức ăn khác nhau khiến cho người tiểu đường rất dễ mắc phải tình trạng suy nhược, thiếu chất. Tổ yến có đầy đủ các dưỡng chất, vi lượng chất cần thiết để bổ sung và thay thế các thực phẩm kiêng cữ.
Ổn định đường huyết:
Trong yến sào chứa 2 loại acid amin quý là leucine (4.56%) và isoleucine (2.04%) tham gia vào việc điều tiết nồng độ đường trong máu. Ổn định đường huyết, ngăn chặn tăng đường huyết. Bên cạnh đó, Phenylalanine có trong tổ yến hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin vừa bổ máu vừa giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường tốt hơn.
Ngăn ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể
Theo Viện Y học Quốc gia, thành phần trong tổ yến ngăn ngừa hiện tượng đề kháng insuline, giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa đường tốt hơn. Tăng cường chức năng gan, tụy. Thành phần không lipit trong tổ yến
Cải thiện và tăng cường sức đề kháng
Người bị bệnh tiểu đường hệ miễn dịch bị suy yếu khá nhiều. Họ rất dễ bị tổn thương và khó khăn trong việc phục hồi. Các acid amin quý giá trong tổ yến như serine, alanine sẽ bổ sung kịp thời và gia cố tuyến phòng thủ cho cơ thể. Hạn chế các căn bệnh về cảm cúm, hô hấp, nấm, nhiễm trùng, virus.
Phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Người bệnh tiểu đường một khi bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng rất khó khăn trong việc hồi phục. Nguyên nhân chính ở hệ miễn dịch của họ bị suy yếu. Trong yến sào có chứa glycine (1.9%), valin (4,10%), giúp phục hồi da, tái tạo da mới. Tyrosin, acid aspartic (4,7%), proline (5,2%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào bị tổn thương.
Có thể thấy các thành phần trong tổ yến hoàn toàn thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học với tổ yến để bổ sung các chất dinh dưỡng cho người bệnh. Và phục hồi nhanh hơn, cải thiện rõ rệt tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Các công dụng khác của tổ yến đối với sức khỏe con người. Tại đây!!!
Cách chế biến tổ yến cho bệnh nhân tiểu đường
Tổ yến có thể chế biến thành nhiều món khác nhau dễ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể tham khảo: Yến chưng táo đỏ, kỷ tử thơm ngon trọn vị tại đây!!!
Khi nào nên sử dụng tổ yến cho bệnh nhân tiểu đường để đạt được hiệu quả cao?
Để cơ thể dễ dàng hấp thụ các thành phần bên trong tổ yến. Hai thời điểm tốt nhất để phát huy công dụng của yến sào là:
Dùng trước bữa sáng 30 phút và trước khi đi ngủ 1 tiếng: Đây là lúc cơ quan tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ nhất. Vừa dễ dàng hấp thụ các thành phần bổ dưỡng bên trong tổ yến vừa có tác dụng thải độc cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà DHC Green muốn gửi đến các bệnh nhân tiểu đường. Mong rằng chúng tôi sẽ cùng đồng hành với quý khách hàng trên con đường cải thiện sức khỏe. Duy trì và bổ sung các thực phẩm an toàn như yến sào giúp cho cơ thể tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đồng thời bồi dưỡng về tinh thần lẫn thể chất cho các bệnh nhân tiểu đường sống khỏe và an nhiên hơn.
Yến sào Nha Trang UY TÍN – CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0905.192.224
Fanpage: DHC Green
Địa Chỉ: 133 Hồ Tùng Mậu, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Bài viết liên quan
Yến sào nguyên chất tại Quảng Ngãi
Yến sào nguyên chất tại Quảng Ngãi Tốc độ phát triển đi đôi với những...
Th5
Cách để tăng cường sức khỏe sau hậu COVID
Cách để tăng cường sức khỏe sau hậu COVID Hậu covid lấy đi sức khỏe...
Th5
Nên ăn yến sào vào thời điểm nào là tốt nhất?
Nên ăn tổ yến vào buổi nào là tốt nhất? Yến sào được xem như...
Th5
Tuyển đại lý, cộng tác viên phân phối thương hiệu yến sào DHC Green
Tuyển đại lý phân phối yến sào DHC Green Nếu bạn đang tìm hiểu về...
Th5
Yến sào là gì?
YẾN SÀO LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA TỔ YẾN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI...
Th5
CÓ NHỮNG LOẠI YẾN SÀO NÀO? CÁCH PHÂN BIỆT YẾN SÀO THẬT – GIẢ!
CÓ NHỮNG LOẠI YẾN SÀO NÀO? LOẠI YẾN SÀO NÀO GIÁ TRỊ CAO NHẤT VÀ...
1 Các bình luận
Th5