CÁCH CHẾ BIẾN RONG NHO BIỂN TƯƠI

Ăn rong nho như thế nào? Cách chế biến rong nho biển tươi

AHICHI sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến rong nho biển tươi, khô từ đơn giản đến phức tạp.

Rong nho là một loại rong biển có màu xanh tươi sáng, hạt nhỏ long lanh, căng bóng tròn như chùm nho.Ngoài ra rong hno được ví như trứng cá xanh caviar.Rong nho có đặc điểm nổi bật là khồn thể sinh sống ở môi trường nước ô nhiểm. Vì vậy, nuôi trồng rong nho thành công, người nuôi phải thường xuyên đo nhiệt độ nước, kiểm tra môi trường nước, lọc nước thường xuyên.

Mua ngay: Rong nho Ahichi chất lượng cao

rong-nho-bien-tu-nhien-dhc-green
rong-nho-bien-tu-nhien-dhc-green

Rong nho biển nên ăn như thế nào? Cách chế biến rong nho biển tươi như thế nào?

Bạn có thể ăn trực tiếp như rau sống, không nấu chin. Ăn tươi cách thu toàn bộ dưỡng chất có trong rong nho và giữ được nguyên vẹn hương vị.

Vì sao nên ăn rong nho tươi sống?

Rong nho AHICHI được nuôi trồng trong môi trường nước sạch. Trải qua các công đoạn làm sạch và loại bỏ tạp chất. Sau đó đóng túi chuyển đến tay người tiêu dùng nhanh chóng. Vì vậy, có thể đảm bảo độ tươi ngon, giòn, sạch. Đặc biệt, khâu sơ chế kĩ càng nên giữ được độ dinh dưỡng trong sản phẩm. Với cách chế biển rong nho biển tươi trước khi đưa ra thị trường vô cùng sạch và an toàn.

Rong nho là món quà đặc  biệt mà thiên nhiên đã ban tặng con người. Là thực phẩm tăng sức đề kháng cho người tiểu đường, giúp giảm cân, trị táo bón, vấn đề tim mạch.

Cách ăn rong nho như thế nào ngon nhất?

rong-nho-bien-tuoi-ngon-dhc-green
rong-nho-bien-tuoi-ngon-dhc-green

Trước khi sơ chế hoặc ăn rong cần được rửa qua và ngâm trong nước sạch chừng 1-3 phút để giảm độ mặn.

Rong nho rất mặn nên  thời gian bạn ngâm rong lâu hay mau tùy thuộc vào mức độ mặn mà bạn muốn giữ lại trong rong. Tuy nhiên nếu ngâm lâu quá thì rong sẽ bị teo và mất độ giòn. Vì vậy AHICHI khuyến nghị bạn thời gian ngâm chỉ 1-3 phút. Để đảm bảo được độ ngon, tươi và giòn và đỡ tanh nhé.

Các cách chế biến rong nho biển tươi và ăn rong nho thường dùng nhất là:

Cách 1:  Ăn như rau sống

an-rong-nho-nhu-the-nao-dhcgreen
an-rong-nho-nhu-the-nao-dhcgreen

Đối với những người không thích sơ chế nhiều thì ăn sống là đơn giản nhất. Sau khi chế biến sơ qua cho bớt mặn, bạn để rong trên bát đá lạnh. Khi ăn chấm kèm với các loại nước chấm như xốt mè rang, xì dầu, mù tạt, mayonnaise, tương ớt,…Đây là cách chế biến rong nho biển tươi đơn giản nhất.

Cách 2: Rong nho ăn kèm

cach-che-bien-rong-nho-nhu-the-nao-dhc-green
cach-che-bien-rong-nho-nhu-the-nao-dhc-green

Dùng ăn kèm với các món nướng như thịt nướng, hải sản nướng như các món tôm nướng, mực nướng, nấu canh hải sản,…

Cách 3: Trình bày món ăn

Với hình thức đẹp mắt và rất dễ ăn của rong nho thì bạn cũng có thể dùng rong để trang trí đĩa ăn của bạn cho thêm phần sinh động, hấp dẫn.

Cách 4:  Làm Salad rong nho

salad-rong nho-dhc-green
salad-rong nho-dhc-green

Rong nho được tích tụ các đặc điểm giòn, mặn vfa mang hương vị của biển. Nên rất thích hợp để làm món salad. Tuy nhiên rong nho chỉ nên bày vào đĩa salad khi chuẩn bị ăn. Vì rong nho rất dễ bị teo lại khi gặp dấm và đường. Vậy nên món salad có rong nho cần được thưởng thức ngay trong vòng 15 phút để giữ được hương vị tươi ngon nhất. Cách chế biến rong nho biển tươi này có thể đưa vào thực đơn giảm cân thay các món khác.

Cách 5: Rong nho làm món cơm cuộn, gỏi cuốn rất ngon

Rong nho làm cơm cuộn vừa ngon vừa lạ lại vô cùng đẹp mắt. Món cơm cuộn Sushi rong nho ăn rất mát, bổ sung thêm nguồn rau xanh cần thiết cho bữa ăn của trẻ và người già, rất hấp dẫn phải không nào!

Ngoài ra, gỏi cuốn rong nho vô cùng đặc biệt, dễ ăn, người ăn chay và ăn kiêng có thể ăn thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cần thiết, chắc khỏe xương khớp, tăng trí nhớ.

Cách 6: Rong nho nhúng bún, nhúng lẩu, nấu canh, nấu bột

rong-nho-nhung-bo-dhc-green
rong-nho-nhung-bo-dhc-green

Bạn hãy thử nhúng rong nho một lần khi ăn bún, ăn lẩu, hoặc nấu canh rong nho tôm thịt, nấu bột cho trẻ em, bạn sẽ rất ngạc nhiên cho xem. Thực sự rất ngon, đặc biệt, nếu trẻ em bị táo bón, bạn say nhỏ rong nho và quấy với bột cho trẻ em sẽ thấy cải thiện ngay lập tức.

Những lưu ý với các cách ăn rong nho tươi:

-Bảo quản rong nho lâu nhất đó là trong nhiệt độ phòng từ 20 – 25 độ C. Bọc kín trong túi nilon vì đặc tính nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường

– Không để rong nho tươi trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Nếu lỡ để thì khi lấy ra phải kiểm tra lại thật kỹ, nếu rong nho còn thơm không bị mùi thì thực hiện cách sơ chế rong nho. Còn nếu rong có mùi lạ thì phải bỏ đi, không thể thực hiện bất kỳ cách sơ chế rong nho nào được nữa;

– Khi thực hiện xong các cách sơ chế rong nho, cần phải ăn ngay không quá 30 phút. Không được để rong nho ở môi trường ngoài quá lâu;

Xem thêm: Bí quyết làm đẹp từ rong nho biển tươi

– Trong một vài trường hợp nếu bảo quản rong nho ở nơi tối, màu sắc của nó khả năng ngả nhẹ sang xanh nhạt. Đừng vội hoảng hốt vì đó là hiện tượng bình thường, rong nho khi đó vẫn có chất lượng không hề thay đổi ngay về thành phần dinh dưỡng.

– Những cách ăn rong nho tươi trên đều sử dụng rong nho ăn sống vì thế bạn cần lưu ý lựa chọn cho mình những loại rong nho chất lượng và đầy đủ chứng nhận.

DHC Green – Rong nho Ahichi

☎️ Hotline: 0914 668 067

📩 Gmail: dhcgreen@gmail.com

🌎 Website: https://dhcgreen.com

#cách_chế_biến_rong_nho_biển_tươi #rong_nho_che_bien #DHC_GREEN #AHICHI

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Rong nho là gì? Trẻ nhỏ ăn được không? Cách chế biến rong nho cho bé

  Rong nho là gì? Trẻ nhỏ ăn được không? Cách chế biến rong nho...

TOP 5 CÁCH CHẾ BIẾN RONG NHO CHO BÉ AN TOÀN

Rong nho được xem là một nguồn rau xanh rất bổ dưỡng cho bé yêu....

Giảm cân bằng rong nho hiệu quả

Có lẽ tăng cân là nổi ám ánh của nhiều người vì cách ăn không...

1 Các bình luận

Bí quyết làm đẹp từ rong nho biển tươi

      Rong nho biển tươi thực sự là lựa chọn hoàn hảo cho...

Tác dụng thần kỳ của rong nho biển với sức khỏe con người

Lý do rong nho được coi là thực phẩm sạch an toàn bổ dưỡng? Người nội...

2 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.